Cách lắp đặt đường ống cấp và thoát nước

Cách lắp đặt đường ống cấp và thoát nước

Ngày đăng: 01/08/2024 10:54 AM

    Hướng dẫn kỹ thuật thi công lắp điện nước – Đường ống cấp và thoát nước:

    Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết thêm về kiến thức mảng lắp đặt đường ống cấp và thoát nước nhé!

    1. Biện pháp định vị lấy dấu:

    Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số thông số kĩ thuật về cao độ lắp đặt các đường ống nước và các thiết bị so với mặt sàn hoàn thiện.

    • Đầu chờ sen tắm: +0,75 m.
    • Lộ đi ống nước lạnh từ đồng hồ vào khu WC: -30 mm.
    • Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75 m.
    • Đầu chờ chậu bếp: +1,0 m.
    • Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 mm.
    • Đầu chờ lavabo: +0,55 m.
    • Lộ đi ống nước lạnh khu WC: +0,52 m.
    • Lộ đi ống nước nóng khu WC: +1,0 m.

    2. Biện pháp lắp đặt đường ống cấp nước:

    Các bước để thức hiện công tác thi công hệ thống cấp nước được thực hiện như sau:

    Bước 1: Kiểm tra chất lượng vật liệu và quá trình bảo quản tại kho.

    Trong quá trình đảm bảo chất lượng cần chú ý những công sau sau: Gia công cắt, ren ống thép và tráng kẽm sẽ được thực hiện tại chân công trình dùng bàn cắt thủ công phối hợp cùng máy cắt ren ống chuyên dụng.

    Về kiểm tra chất lượng vật liệu ta chú ý đến 2 loại ống: ống UPVC và ống PPR.

    • Ống PVC thuộc loại ống nhựa, quá trình lắp ráp đơn giản và nhanh chóng, có giá thành thấp hơn so với ống kẽm, ống PPR. Được sử dụng nhiều trong công trình nhà phố, biệt thự.
    • Ống PPR có quá trình lắp đặt khá rắc rồi và phức tạp. Phải sử dụng đến máy cắt, hàn ống, máy hàn nhiệt cầm tay để hỗ trợ trong quá trình lắp.

    Đối với ống PPR trong quá trình hàn cần chú ý các đặc tính sau:

    • Trước khi tiến hành hàn, bề mặt ống phải phẳng, đầu máy hàn phải sạch sẽ, máy hàn phải đủ nhiệt độ nóng để làm mềm 5 – 7 giây. Quá trình đấu nối các phụ kiện chú ý giữ ống và phụ kiện thẳng góc với máy hàn.

    Đối với đường cấp nước âm tường, khi thi công lắp đặt ta dùng máy cắt gạch kết hợp với thủ công để tạo rãnh trên tường. Rãnh sâu khoảng 3 – 4cm, độ rộng khoảng 5 – 10cm tùy từng vị trí. Chú ý cắt nhưng không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

    Ngay sau khi lắp đặt đường ống xong cho từng tầng, hãy bịt kín các đầu ống trước và sau tránh vật lạ lọt vào để tiến hành công tác thử áp lực.

    Bước 2: Sử dụng vữa xi măng trát cố định trên ống tường, sàn nhà sau khi lắp đặt ống xong.

    Bước 3: Kiểm tra đường ống cấp nước có bị rò rỉ hay không.

    Cách kiểm tra: Sử dụng nút bịt thép bịt kín đầu ống, sau đó dùng máy bơm để bơm nước đầy toàn bộ hệ ống cấp và dùng bơm cao áp đưa nước trong hệ thống tới áp suất đỉnh 8kg/cm2. Cứ duy trì áp suất đó trong 15 phút. Nếu xảy ra hiện tượng sụt áp không vượt quá 0,2 kg/cm2 thì áp suất đạt yêu cầu. Nếu áp suất vượt quá mức thì bạn tiến hành kiếm vị trí rò rỉ để sửa chữa.

    Bước 4: Thiết kế cấp thoát nước trong nhà – Hệ thống nước cấp.

     

     

    3. Biện pháp lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm:

    Trục đứng cấp nước được làm từ ống thép tráng kẽm.

    Có 2 phương pháp lắp đặt như sau:

    • Đối với ống ≤ D50 dùng phương pháp ren.
    • Đối với ống > D50 dùng phương pháp hàn mặt bích.

    Cách lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm:

    Bước 1: Tìm vị trí lắp đặt dựa theo bản vẽ thiết kế.

    Bước 2: Dùng máy ren chuyên dụng để ren tiện các đầu ống, các mối tiện ren được sơn chống rỉ, quấn dây đay để đảm bảo khi lắp đặt xong các mối nối được kín khít, các ống trục đứng cấp nước được cố định bằng các giá treo đỡ ống (V 40x 40x 4), khoảng cách giữa các giá đỡ là 1,6 m, ống trục đứng được đưa lên các tầng thông qua hộp kỹ thuật vận chuyển bằng thủ công.

    Bước 3: Xác định vị trí lắp đặt bơm, đổ bệ bơm bằng bê tông để đảm bảo khi hoạt động không bị rung. Trong quá trình đổ lấy dấu khoan bắt chân máy bơm xuống bệ bê tông, dưới chân máy bơm đặt tấm đệm cao su dầy từ 1 đến 2 cm để chống rung, chống ồn và đủ độ chắc chắn.

    Bước 4: Nghiệm thu và đưa vào chạy thử.

    4. Biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước:

    Thi công từ dưới lên đối với ống uPVC D350, D300, D200, D150, D100.

    Đối với các đoạn ống đi xuyên qua trần bê tông sẽ dùng máy khoan bê tông đục xuyên sàn.

    Trong quá trình lắp đặt dùng đai ôm ống hoặc giá đỡ ống bằng thép chữ L để ống chịu được va chạm lớn của nước thải khi đi vào sử dụng.

    Dùng keo dán ống chuyên dụng để dán ống PVC và phụ kiện khác.

    Tiến hành công tác chống thấm cho các vị trí ống đi xuyên qua sàn bê tông đối với hệ thống thoát nước ngoài công tác lắp đặt.

    Các bước thi công chống thấm như sau:

    Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ nơi cần chống thấm sau đó bịt kín các lỗ xuyên sàn bằng xi măng trộn lẫn với phụ gia chống thấm.

    Bước 2: Quét 2 lớp sơn chống thấm đợi cho khô để tạo thành một liên kết vững chắc rồi rải vải thủy tinh lên sau đó lớp thêm 1 lớp sơn chống thấm lên bề mặt cần chống thấm.

    Bước 3: Kiểm tra bằng cách ngâm nước sau đó tiến hành sử dụng.

     

     

    5. Biện pháp lắp điện nước nhà vệ sinh:

    Thiết bị vệ sinh đa số là làm bằng sứ vì vậy các bạn sẽ phải tiến hành lắp đặt hết sức cẩn thận và sau đó phải có biện pháp bảo vệ chu đáo nhằm để đảm bảo an toàn cho thiết bị. Khi các công tác xây trát ốp, lát và trần đã được hoàn thành thì các bạn có thể lap ong nuoc nha ve sinh.

    Các ghép nối giữa thiết bị và đường ống hầu hết đều sử dụng các loại gioăng do nhà sản xuất cung cấp đồng bộ hoặc chỉ định được sử dụng bởi các ghép nối giữa thiết bị và đường ống, các thiết bị được lắp đặt một cách ngay ngắn và cân đối. Một số thiết bị như lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép mạ kẽm hoặc nở INOX.

    Thiết bị phải được xối nước chạy thử ngay sau khi thiết bị đã được lắp đặt xong. Các xi phông phải kín khít không chảy nước ra sàn, nước thoát phải nhanh. Xí bệt khi xả phải thấy dấu hiệu rút nước.

    Các bạn sẽ thực hiện công tác bảo vệ cho đến khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng ngay sau khi thiết bị lắp đặt xong. Nghiêm cấm việc công nhân sử dụng các thiết bị vệ sinh.

    6. Công tác vệ sinh công nghiệp, dọn dẹp mặt bằng:

    Trước khi bàn giao từng hạng mục công trình, các bạn sẽ phối hợp với thầu phụ tiến hành công tác vệ sinh công nghiệp.

    Tất cả các thiết bị điện, nước phải được vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao, các thiết bị không được bám bẩn.