Tư Vấn ISO

Tư Vấn ISO

Ngày đăng: 02/12/2023 01:25 PM

    3T PHẠM GIA cung cấp dịch vụ tư vấn ISO theo các tiêu chuẩn sau:

     

    Chất lượng: ISO 9001, IATF 16949, AS 9100, VDA 6.3, VDA 6.5, ISO 3834, ISO 17025, ISO 15189, ISO 13485, 5 core tools

    Trách nhiệm xã hội: CSR, SA 8000, RBA, BSCI, SMETA, WRAP, WCA, ICTI, GSCP, GRS, Higg index, Fair Trade, Supplier audit

    An toàn, an ninh & rủi ro: ISO 45001, ISO 27001, TISAX, TAPA, C-TPAT, GSV, ISO 31000, QC 080000.

    Năng lượng và môi trường: ISO 50001, ISO 14001, RSL & MRSL

    Thực phẩm: ISO 22000, HACCP, BRC

    Công cụ cải tiến: Lean - Six sigma, 5S/ Keizen, 7 QC tools, QCC, TPM, TQM, GMP, ISO 22716, Minitab

     

     

     

     

     

     

    Dịch vụ tư vấn ISO của 3T PHAM GIA

     

    3T PHAM GIA là đơn vị dẫn đầu trong các hoạt động tư vấn ISO. Chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn ISO. Với đội ngũ tư vấn là các chuyên gia đánh giá trưởng cho các tiêu chuẩn ISO được công nhận IRCA và có kinh nghiệm phong phú từ việc tư vấn và đào tạo thành công cho hơn 1.000 khách hàng - 3T PHAM GIA cam kết sẽ triển khai dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

     

     

    GIỚI THIỆU VỀ ISO

    ISO là gì?

    ISO là tên viết tắt của The International Organization for Standardization – dịch sang tiếng Việt là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.

    Mời các bạn tham khảo lịch sử của ISO: The ISO's story

    Lịch sử về ISO:

    -      Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) được thành lập năm 1947

    -      Trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ

    -      ISO đã được công nhận và áp dụng tại hơn 150 nước trên toàn cầu

    -      Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức ISO từ năm 1977 và hiện nay đã được bầu vào ban chấp hành ISO

     

     

     

     

     

    Tại sao chúng ta phải áp dụng hệ thống quản lý?

    Doanh nghiệp làm thế nào để đối mặt với vô số những thách thức mà hàng ngày họ gặp phải? Qua quá trình tồn tại và phát triển - doanh nghiệp đã thiết lập các quá trình và tiêu chuẩn thực hiện để đo lường mức độ đáp ứng yêu cầu đối với các nhiệm vụ khó khăn này. Họ đưa ra các nguyên tắc kinh doanh vào trong các hệ thống quản lý.

    Một số doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận truyền thống, đưa các vấn đề chất lượng, môi trường, sức khỏe và an toàn vào chung một hệ thống quản lý. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không tận dụng được đầy đủ các giá trị từ hệ thống quản lý của mình bởi chỉ nhận thức một cách chung chung hệ thống quản lý như một công cụ để duy trì tình trạng hiện tại chứ không phải là một phương tiện để quản lý sự thay đổi và thúc đẩy việc cải tiến. Một hệ thống quản lý hiệu quả là phải mang lại những giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh. Chủ yếu là bằng cách làm cho mọi hoạt động được thực hiện tốt hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

    Các tiêu chuẩn phổ biến về hệ thống quản lý nhấn mạnh sự cải tiến liên tục. Việc áp dụng, tuân thủ một hệ thống quản lý đem đến cho các bạn cơ hội tập trung vào những lĩnh vực khả quan mà các nhà đầu tư và chính các bạn quan tâm nhất.

     

    CÁC LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG HTQL THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA ISO

    Việc áp dụng thành công HTQL có thể mang lại cho tổ chức nhiều lợi ích, cả về quản trị nội bộ cho lĩnh vực áp dụng và nâng cao uy tín, hình ảnh trên thị trường. Dựa trện thực tế các tổ chức đã áp dụng HTQL thì những lợi ích này có thể đạt được trên ba lĩnh vực:

    1. Thương hiệu và thị trường:

    - Nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức khi áp dụng thành công và được chứng nhận phù hợp với các HTQL theo tiêu chuẩn,

    - Giúp tổ chức và các sản phẩm/dịch vụ của tổ chức vượt qua những rào cản kỹ thuật trong thương mại; cải thiện cơ hội thâm nhập thị trường trong nước và xuất khẩu,

     

     

     

     

     

    2. Lợi ích của việc áp dụng HTQL theo các tiêu chuẩn của ISO

    - Tác nghiệp và kiểm soát:

    - Nâng cao khả năng đạt được các mục tiêu quản lý thông qua quá trình hoạch định và kiểm soát một cách minh bạch và có hiệu lực đối với các lĩnh vực quản lý,

    - Nâng cao hiệu quả của các nỗ lực quản lý tác nghiệp và tuân thủ yêu cầu thông qua việc chủ động phòng ngừa trên cơ sở tiếp cận theo mô hình quản lý theo quá trình, quản lý rủi ro, và việc chủ động tìm hiểu, đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu liên quan khác.

    - Tăng cường hiệu quả, giảm sai lỗi trong quá trình phối kết hợp giữa các chức năng và bộ phận trong HTQL trên cơ sở phương pháp quá trình và trao đổi thông tin hiệu quả,

    3. Phát triển bền vững:

    - Chuyển đổi phương pháp quản lý từ “sự vụ” và “mệnh lệnh” sang theo quy trình và hệ thống trên cơ sở các trách nhiệm, quyền hạn, phương pháp, chuẩn mực được quy định rõ ràng cho từng cấp, chức năng trong tổ chức,

    - Hình thành các cam kết rõ ràng của lãnh đạo đối với lĩnh vực quản lý áp dụng tiêu chuẩn trên cơ sở thực hiện các trách nhiệm về chính sách, hoạch định, xem xét và thúc đẩy,

    - Hỗ trợ quản lý tri thức thông qua việc chia sẻ và tiêu chuẩn hóa các tri thức, kinh nghiệm ở dạng các quy trình và hướng dẫn; từ đó chuyển các kinh nghiệm và tri thức cá nhân thành tài sản của Công ty.