Thi công lắp đặt hệ thống cơ điện M&E cho các công trình là hạng mục đặc biệt và nhận được khá nhiều sự quan tâm của khách hàng hiện nay. Ấy vậy, tính cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn khá nhiều người chưa thể hình dung chính xác về vai trò và quy trình thi công hệ thống có điện dẫn đến việc làm sai. Do đó, trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn khái niệm về hệ thống cơ điện M&E và Quy trình thi công lắp đặt hệ thống cơ điện M&E, nhằm mang lại cái nhìn tổng quan và sâu sắc nhất cho bạn.
1. Hệ thống cơ điện M&E là gì?
Hệ thống M&E hay còn được biết đến là hệ thống cơ điện, hiểu một cách đơn giản thì đây là hạng mục góp phần tạo nên sự hoàn thiện cho ngôi nhà của bạn. Hệ thống này bao gồm hai phần: Phần cơ và phần điện. Mỗi phần đều mang trên mình những đặc điểm và tính năng riêng, cụ thể:
- Về phần cơ: Phần cơ trong hệ thống M&E được biểu thị chi tiết thông qua các thành phần như điều hòa và thông gió. Ngoài ra, chúng cũng bao gồm một số thành phần khác như: Cung cấp gas LPG và khí nén, cấp thoát nước hay phòng cháy chữa cháy…
- Về phần điện: Đúng như tên gọi của mình, phần điện chủ yếu triển khai một số hạng mục như: Điện nhẹ, điều khiển, hệ thống chiếu sáng hay phân phối và cung cấp điện.
2. Quy trình thi công lắp đặt hệ thống cơ điện M&E chuyên nghiệp tại 3T Phạm Gia
Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của bạn trong thấu hiểu quy trình thi công lắp đặt hệ thống cơ điện M&E. Và đó cũng chính là lý do tại sao chúng tôi xây dựng và phát triển đề mục này. Chúng ta nhất thiết phải có một quy chuẩn ổn định, chính xác về mọi mặt để áp dụng thiết kế và thi công hoàn hảo và đạt kết quả cao. Theo dõi quy trình thi công lắp đặt hệ thống cơ điện M&E dưới đây nhé!
Bước 1: Thiết kế, thi công hệ thống cáp động lực
Trước tiên, chúng ta cần phải tính toán chi tiết về tính thẩm mỹ, khả năng hoạt động cũng như hiệu quả làm việc của hệ thống cáp động lực. Bởi lẽ, chính hệ thống đó là tâm hồn của cả hệ thống. Hệ thống cáp động lực cần thiết phải có một bản thiết kế khoa học với công suất hoạt động thiết thực với quy mô của nhà xưởng.
Bước 2: Thiết kế, thi công máng cáp
Trước khi bắt tay vào thi công máng cáp, chúng ta cần phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho hệ thống dây cáp điện. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, hãy cân nhắc bố trí lắp đặt chúng sao cho gọn gàng, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bước 3: Thiết kế, thi công hệ thống chiếu sáng
Đối với từng phân xưởng nhỏ, chúng ta cần lên kế hoạch chi tiết cho việc thi công lắp đặt điện chiếu sáng. Tất cả đều phải có sự tương thích nhất định để hạn chế tối đa những công dụng không cần thiết và giúp tiết kiệm tiền điện.
Bước 4: Triển khai các biện pháp dự phòng cải tạo và nâng cấp hệ thống điện
Để tránh việc công trình xuống cấp nhanh chóng so với kế hoạch ban đầu, chúng ta nhất thiết phải có thêm một bản kế hoạch dự phòng để khắc phục những sự cố không mong muốn xảy ra. Đây là bước làm đóng vai trò như một công cụ giúp tối ưu hóa chi phí cũng như phiền toái cho các nhà thầu.
Bước 5: Đưa ra các phương án bảo trì và sửa chữa
Đối với hệ thống cơ điện, bước làm quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết chính là việc đưa ra các phương án bảo trì hay sửa chữa. Bước làm này giúp chúng ta có thể hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn có thể xảy ra, đồng thời cho phép có phương án sửa chữa đúng thời điểm và hiệu quả.
Bước 6: Đưa ra phương án di dời máy móc hệ thống điện
Trong trường hợp muốn di dời máy móc hệ thống điện, chúng ta cần khảo sát thật kỹ lưỡng. Kế hoạch di dời cần đảm bảo tính chính xác và không làm ảnh hưởng đến các hạng mục khác.
Bước 7: Phương án lắp đặt thi công hệ thống tự động hóa trong cơ điện
Nên sử dụng phương pháp tự động hóa cho hệ thống cơ điện. Bởi lẽ chúng sẽ giúp cho hệ thống của bạn hoạt động tốt hơn.
3. Một số lưu ý quan trọng trong thi công lắp đặt hệ thống cơ điện M&E
Để việc thi công hệ thống cơ điện điện đạt kết quả tốt, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Thực hiện tốt các công tác chuẩn bị thi công hệ thống cơ điện: Các bước chuẩn bị ở đây bao gồm các bản vẽ chi tiết, tăng cường kiểm tra thực địa và sự thiết thực của bản vẽ đối với hiện thực.
- Tăng cường quản lý vật tư, thiết bị: Việc cung ứng, quản lý vật tư phải theo một trình tự nhất định để đảm bảo rằng chúng đều là những sản phẩm chất lượng nhất.
- Giám sát quá trình thi công chặt chẽ: Để tránh những yếu tố tiêu cực, bạn cần thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thi công.
4. 3T Phạm Gia – Đơn vị thi công lắp đặt hệ thống cơ điện M&E uy tín
3T Phạm Gia là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống cơ điện M&E, một vài dịch vụ phổ biến có thể kể đến như:
- Thi công lắp đặt hệ thống điện, bao gồm: Hệ thống điện phân phối, chiếu sáng, điện nhẹ.
- Thi công lắp đặt hệ thống điều hòa thông gió (HVAC), bao gồm: Điều hòa không khí, hệ thống thông gió.
- Thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), bao gồm: Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy, hệ thống thống tăng áp cầu thang, hút khói hành lang…
- Thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, bao gồm: Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn làm rõ quy trình thiết kế thi công lắp đặt hệ thống cơ điện M&E cho các công trình. Mong rằng, sau bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tính chất và đặc điểm của hệ thống cơ điện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 0911 069 398 - 0988454694
Email: 3tphamgia@gmail.com
Website: www.3tphamgia.com
Địa Chỉ: B20 KDC Eco Town, Đường Nguyễn Văn Bứa, Ấp 4, Xã Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, Tp. HCM
Showroom: 17A Nguyễn Văn Bứa, Ấp 4, Xã Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, Tp. HCM